64 Hồ Xuân Hương, Nha Trang

0903 533 789

Dấu hiệu và điều trị căng cơ

Căng cơ là tình trạng cơ bị căng quá mức do hoạt động thể chất như thể thao hoặc do nghề nghiệp, dẫn đến sưng và đau. Đau do căng cơ có biểu hiện khó nhận biết và thường biểu hiện đau ở vùng bám của cơ như đầu gối, cổ tay, cổ chân, gót chân … dễ nhầm lẫn với viêm khớp, thoái hóa khớp, bong gân… Căng cơ là chấn thương thường gặp và có thể được điều trị khá hiệu quả tại nhà.

Để cơ nghỉ ngơi.Khi cơ bị căng, bạn phải ngừng các hoạt động khiến cơ căng. Căng cơ thực chất là các vết rách trong sợi cơ và nếu bạn gắng sức, các vết rách này có thể lớn dần và dẫn đến chấn thương nghiêm trọng.

Dựa vào mức độ cơn đau. Nếu căng cơ xảy ra khi chạy hoặc chơi thể thao và bạn phải ngừng hoạt động, tốt nhất bạn nên ngồi nghỉ đến hết cuộc chơi.

Dành vài ngày để hồi phục sau căng cơ, trước khi tham gia lại các hoạt động gây căng cơ.

Chườm đá. Chườm đá có thể giúp giảm sưng và xoa dịu cơn đau. Cho đá viên vào túi đựng thực phẩm lớn. Quấn khăn mỏng xung quanh để bảo vệ da khỏi thương tổn do chườm đá trực tiếp. Mỗi vị trí chườm đá khoảng vài phút, đến khi có cảm giác tê trên da thi phải chuyển chỗ khác để tránh bỏng lạnh. Chườm túi đá viên lên vùng cơ đau khoảng 20 phút một lần, chườm nhiều lần mỗi ngày đến khi giảm sưng.

Tránh dùng dầu nóng và chườm nóng vì không giúp giảm viêm do căng cơ mà còn làm tăng xung huyết, phù nề.

Quấn băng.Quấn quanh vị trí bị căng cơ có thể giúp giảm viêm và hỗ trợ ngăn ngừa chấn thương thêm. Dùng băng co giãn để quấn quanh cánh tay hoặc cẳng chân (quấn lỏng).

Không quấn quá chặt để tránh cản trở tuần hoàn.

Nâng cao cơ. Nâng cao vị trí bị viêm có thể giúp giảm sưng, đồng thời giúp cơ được nghỉ ngơi đúng cách để lành lại.

Nếu bị căng cơ ở cẳng chân, bạn có thể đặt chân lên thanh gác chân hoặc ghế trong khi ngồi.

Nếu bị căng cơ ở cánh tay, bạn có thể dùng băng đeo để đỡ cánh tay cao lên.

Theo dõi cơn đau. Chăm sóc cơ bị căng trong vài ngày bằng cách để cơ được nghỉ ngơi và chườm đá. Tuy nhiên, nếu cơn đau dữ dội không giảm, bạn cần đi khám ngay. Đó có thể là chấn thương nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế.

Nếu xác định chấn thương cần được chăm sóc thêm, bác sĩ có thể cho bạn dùng nạng hoặc băng đeo giúp cơ bị căng được nghỉ ngơi. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau mạnh.

Trong một số ít trường hợp, căng cơ cần được điều trị bằng vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật.

Ngăn ngừa căng cơ

Khởi động. Căng cơ xảy ra khi cơ bị kéo căng quá mức, thường là do bạn gắng sức trước khi khởi động đúng cách. Vì vậy, bạn nên dành thời gian để giãn cơ và làm ấm cơ trước khi tham gia hoạt động thể chất.

Nếu thích chạy bộ, bạn nên chạy bộ chậm một đoạn trước khi chạy nước rút hoặc chạy nhanh hơn.

Nếu chơi thể thao, bạn nên chạy bộ chậm, hoặc các động tác khởi động nhẹ nhàng trước khi bước vào cuộc chơi.

Tập rèn sức mạnh. Kết hợp nâng tạ và các bài tập rèn sức mạnh khác cho nhóm cơ dễ tổn thương, giúp giảm nguy cơ bị căng cơ trong khi hoạt động. Tập tạ tự do ở nhà hoặc trong phòng tập tạ tại phòng tập thể hình để tạo vùng cơ trung tâm rắn chắc, khỏe mạnh và giữ cho cơ luôn dẻo dai.

Biết khi nào nên dừng lại. Bạn rất dễ bị cuốn hút ngay khi bắt đầu một hoạt động thể chất hoặc công việc và từ đó ép bản thân tiếp tục, ngay cả khi cơn đau ở cẳng chân hoặc cánh tay cảnh báo bạn nên ngừng lại. Nên nhớ rằng tạo áp lực lên cơ bị căng chỉ khiến vấn đề nghiêm trọng hơn. Nếu tổn thương nghiêm trọng, phải nghỉ nghơi liên tục từ 3 đến 6 tháng.

Phòng Khám Nhi Nha Trang Uy Tín